Chủ Nhật, Tháng Năm 11, 2025
Trang chủ Blog Trang 6

Định hướng Xây dựng Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030

0

Sáng ngày 26/06/2020, tại Hà Nội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức Hội thảo Định hướng Xây dựng Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030. Tham dự Hội thảo có ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; ông Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, bà Nguyễn Thị Việt Hương, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghệp, đại diện lãnh đạo các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục, đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; ông Trần Quốc Toản, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; đại diện lãnh đạo Vụ Giáo dục – Đào tạo và Dạy nghề, Ban Tuyên giáo Trung ương; Vụ Khoa giáo văn xã, Văn phòng Chính phủ; Viện chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Văn phòng Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực; lãnh đạo Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam; đại diện Văn phòng ILO tại Hà Nội; Chương trình đổi mới đào tạo nghề Việt Nam, GIZ; Dự án Aus4Skills, Đại sứ quán Úc tại Hà Nội; đại diện Tổ tư vấn Ủy ban quốc gia về đổi mới giáo dục đào tạo giai đoạn 2016-2021; lãnh đạo Tiểu ban Giáo dục nghề nghiệp thuộc Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực; đại diện lãnh đạo một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đại diện phóng viên một số cơ quan thông tấn báo chí.

Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Lê Quân phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết thời qua, hệ thống chính sách về giáo dục nghề nghiệp được xây dựng khá đầy đủ, Ban cán sự Đảng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Nghị quyết số 617-NQ/BCSĐ về việc tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2021 và định hướng đến năm 2030, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 24/CT-TTg về việc đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới. Hiện nay, Bộ đang tập trung xây dựng Kế hoạch cụ thể để triển khai Chỉ thị này. Để giải quyết bài toán xây dựng chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn tiếp theo, chúng ta cần bỏ qua lối tư duy cũ, tiếp bước đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

Phát triển giáo dục nghề nghiệp không chỉ là nhiệm vụ của mỗi quốc gia mà còn là vấn đề của toàn cầu, phát triển giáo dục nghề nghiệp cần đi liền với di cư và lao động quốc tế, nâng cao trình độ kỹ năng của lao động, tăng năng lực canh tranh trên thị trường lao động quốc tế. Hơn nữa, bài toán dân số già cũng đòi hỏi giáo dục nghề nghiệp tăng cường phát triển kỹ năng của người lao động, đào tạo và đào tạo lại cho người lao động là nhiệm vụ quan trọng. Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp trong giai đoạn mới cần tập trung về đổi mới cơ chế quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, đặc biệt là đổi mới tư duy trong quản lý. Chiến lược sẽ bao gồm những giải pháp mang tính tổng thể nhưng cũng linh hoạt, mềm dẻo trong quá trình triển khai thực hiện. Hy vọng, Hội thảo sẽ có nhiều ý kiến tham luận thẳng thắn, cởi mở đóp góp thiết thực cho công tác xây dựng Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp.

PGS. TS Trần Quốc Toản, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ phát biểu tại Hội thảo

Công tác xây dựng chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030 đang trong bối cảnh chịu sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cuộc chiến tranh thương mại và đại dịch COVID-19 trên phạm vi toàn cầu. Trong nước, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chiến lược phát triển nhân lực quốc gia giai đoạn mới, đây là một khó khăn thách thức cho công tác xây dựng chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn mới.

Tổng cục trưởng Trương Anh Dũng, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Việt Hương cùng chủ trì thảo luận tại Hội thảo

Tại Hội thảo, các đại biểu được nghe các chuyên gia trong nước và quốc tế trình bày các chuyên đề: Phát triển giáo dục nghề nghiệp 2021-2-30, nhận diện vấn đề và quan điểm xây dựng chiến lược; Cung cầu kỹ năng trên thị trường lao động hiện nay; những vấn đề đặt ra đối với dự báo nhu cầu nhân lực bậc giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021-2030 từ kinh nghiệm  xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020; báo cáo kết quả sơ bộ từ kết quả phỏng vấn các bên liên quan. Ở các chuyên đề, bên cạnh nhiều nội dung có giá trị phát triển giáo dục nghề nghiệp, các chuyên gia đã đưa ra một số khuyến nghị giúp định hướng phát triển giáo dục nghề nghiệp Việt Nam trong thời gian tới như: Điều phối tốt hơn đào tạo diễn ra tại doanh nghiệp và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; nền kinh tế đang tạo ra nhiều việc làm mới có kỹ năng cao hơn, chiến lược giáo dục nghề nghiệp có thể mở rộng các cách tiếp cận theo ngành để nâng cao năng lực quản trị về kỹ năng ở các ngành công nghiệp, tránh rủi ro của việc thiếu cân bằng kỹ năng; các hiệp định thương mại, công nghệ và các xu hướng khác đang tạo ra các nhu cầu kỹ năng mới, chiến lược có thể xem xét việc tăng cường dự báo nhu cầu kỹ năng là phần quan trọng của các tiếp cận cấp ngành; COVID-19 cho thấy cần phải có một hệ thống giáo dục nghề nghiệp có tính đàn hồi tốt với các biến cố khó lường, linh hoạt hơn là dựa vào hệ thống đào tạo tại lớp học mà cần có giải pháp để đào tạo trực tuyến có hiệu quả.

TS. Nguyễn Quang Việt, Viện trưởng Viện Khoa học GDNN trình bày chuyên đề tại Hội thảo

Hội thảo đã dành nhiều thời gian để các chuyên gia, cán bộ quản lý về giáo dục nghề nghiệp chia sẻ những kinh nghiệm, góp ý định hướng cho công tác xây dựng Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn sắp tới. Đa phần ý kiến các chuyên gia đều cho rằng: Đào tạo nguồn nhân lực trong đó có giáo dục nghề nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng. Khi đặt ra vấn đề xây dựng chiến lược, trước hết cần lưu ý tới việc phát triển những giá trị cốt lõi của nhân lực. Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp phải được gắn liền với Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, chiến lược thể hiện tính mềm dẻo, linh động và thích ứng tốt với thực tiễn, thể hiện đào tạo nhân lực luôn là yếu tố tiên phong trước những yêu cầu của sự thay đổi kinh tế xã hội, khoa học và công nghệ. Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh mới, bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4, chiến tranh thương mại, biến đổi khí hậu và những suy thoái phạm vi toàn cầu. Trong quá trình xây dựng chiến lược, công tác dự báo cung cầu của thị trường lao động là yếu tố căn bản, định hướng cho công tác xây dựng chiến lược.

Bà Britta van Erckelens, Phó Giám đốc Chương trình đổi mới đào tạo nghề Việt Nam, GIZ trình bày tại Hội thảo

Hiện nay, hệ thống giáo dục nghề nghiệp của nước ta là một hệ thống mang tính thống nhất, hoàn chỉnh sẽ là một lợi thế để xây dựng chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn tới. Điều trước hết để xây dựng một chiến lược giáo dục nghề nghiệp hiệu quả là cần đánh giá đúng thực trạng, vị trí của giáo dục nghề nghiệp hiện nay. Có thể nói, lực lượng lao động hiện nay về căn bản còn yếu về kỹ năng nghề. Để tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4 đây sẽ là một thách thức đối với giáo dục nghề nghiệp giai đoạn sắp tới. Đứng trước cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, sự hội nhập quốc tế về giáo dục nghề nghiệp và lao động, hệ thống giáo dục nghề nghiệp cần được định hướng phát triển theo hướng mở, linh hoạt, chuẩn hóa với sự tăng cường năng lực về ứng dụng công nghệ thông tin, sự đổi mới mạnh mẽ về thể chế, chính sách và nâng cao trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ quản lý. Trong giai đoạn 2021-2030, doanh nghiệp phải đóng vai trò chủ thể chính trong phát triển giáo dục nghề nghiệp.

Toàn cảnh Hội thảo

Phát biểu kết luận hội thảo, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Lê Quân đã ghi nhận những ý kiến đóng góp của các chuyên gia, cán bộ quản lý trong và ngoài nước tại Hội thảo. Thể hiện sự thống nhất chung trong định hướng phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn tới. Thứ trưởng đề nghị Tổng cục cần có những bước đi cụ thể, có kế hoạch bài bản để tiến hành xây dựng chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn sắp tới. Cần phải có tổng kết, đánh giá 10 năm quá trình thực hiện Chiến lược phát triển dạy nghề giai đoạn 2011-2020, căn cứ tình hình thực tiễn của giáo dục nghề nghiệp để có mục tiêu, giải pháp và lộ trình kế hoạch thực hiện.

Nguồn: VP TCGDNN

Định hướng xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo về nghiệp vụ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

0

 Ngày 12/6 tại Hà Nội, Tổng cục GDNN đã tổ chức Hội thảo “Định hướng xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo về nghiệp vụ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia”. Mục đích của hội thảo nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn, đánh giá, phân tích yêu cầu của đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia.

Định hướng xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo về nghiệp vụ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia - Ảnh 1.

Bà Nguyễn Thị Việt Hương, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN phát biểu khai mạc hội thảo

Theo ông Nguyễn Chí Trường, Vụ trưởng Vụ Kỹ năng nghề, Tổng Cục GDNN, đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG nhằm công nhận trình độ KNN cho người lao động, không phân biệt người lao động đạt được trình độ KNN này thông qua các khóa đào tạo chính quy, phi chính quy, hoặc do người lao động tự học tập, rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm trong quá trình làm việc. Hệ thống đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG có vai trò thúc đẩy người lao động tham gia học tập suốt đời, các doanh nghiệp phân công lao động, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, trả lương theo năng lực của người lao động, qua đó chất lượng nguồn nhân lực không ngừng được nâng cao. Trong hơn 10 năm qua, Tổng cục GDNN đã triển khai xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành luật để tổ chức xây dựng tiêu chuẩn KNNQG, xây dựng ngân hàng đề thi, thiết lập các tổ chức đánh giá, phát triển đội ngũ đánh giá viên để thực hiện đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG cho người lao động. Cho đến nay, đã xây dựng và ban hành được gần 193 bộ tiêu chuẩn KNNQG; biên soạn được ngân hàng đề thi cho 91 nghề; cấp giấy chứng nhận cho 42 tổ chức đánh giá KNN phân bố tại các vùng miền trọng điểm trên toàn quốc; tổ chức đào tạo và cấp thẻ đánh giá viên cho 1.387 người; đã tổ chức đánh giá KNN cho gần 60 nghìn lượt người lao động trong cả nước.

Định hướng xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo về nghiệp vụ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia - Ảnh 2.

ông Nguyễn Chí Trường, Vụ trưởng Vụ Kỹ năng nghề, Tổng Cục GDNN trình bày tham luận tại hội thảo

Phát biểu tại hội thảo bà Nguyễn Thị Việt Hương Phó Phó Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN nhấn mạnh, để tăng cường năng lực của hệ thống đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG, việc tăng cường đào tạo đội ngũ đánh giá viên phục vụ hoạt động đánh giá là rất cần thiết. Đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia có vai trò rất lớn trong việc đảm bảo chất lượng của hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG. Để trở thành một đánh giá viên KNNQG, ngoài kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ đánh giá, thì yêu cầu về phẩm chất, đạo đức, tác phong, thái độ khi thực hiện nhiệm vụ là rất quan trọng. Ngày 28/05 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo triển khai các giải pháp để tăng cường năng lực hệ thống đánh giá, công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; tăng cường hệ thống quản lý và đánh giá kỹ năng nghề; bổ sung danh mục các ngành, nghề phải sử dụng lao động có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

Bà Nguyễn Việt Hương, Phó Tổng cục trưởng cho biết thêm, đây lần đầu tiên Tổng cục GDNN lấy ý kiến các chuyên gia, nhà quản lý và các thầy cô giáo về việc lựa chọn ngày tôn vinh GDNN – “Ngày Kỹ năng nghề Việt Nam”

Định hướng xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo về nghiệp vụ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia - Ảnh 3.

                                                                               Toàn cảnh Hội thảo

Tại Hội thảo các nhà khoa học, các chuyên gia về lĩnh vực đào tạo cùng đánh giá KNNQG đóng góp ý kiến để bổ sung căn cứ để xây dựng hoàn thiện chương trình, tài liệu đào tạo về nghiệp vụ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia, tạo điều kiện để tăng cường năng lực của hệ thống đánh giá KNNQG. Các ý kiến cho rằng, song song với việc tập trung đào tạo đội ngũ đánh giá viên, đòi hỏi cần xây dựng bổ sung các bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và các bộ công cụ đánh giá; đầu tư cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động đăng ký và tham dự đánh giá; đầu tư trang thiết bị, dụng cụ đánh giá đảm bảo thích ứng với nhu cầu phát triển của ngành công nghiệp; mở rộng quy mô và chế tài để đảm bảo tính minh bạch, đảm bảo chất lượng của quá trình đánh giá, chống gian lận trong đánh giá; xây dựng chính sách khuyến khích ngành công ngiệp tham gia mạnh mẽ vào công tác phát triển KNNQG và đánh giá cấp, công nhận chứng chỉ KNNQG cho người lao động.

Nguồn: Baodansinh.vn

Giáo dục nghề nghiệp tập trung thực hiện nhiệm vụ trọng tâm 7 tháng cuối năm 2020

0

Chiều ngày 08/6/2020, tại Hà Nội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức cuộc họp giao ban tháng 6/2020. Tham dự và chủ trì cuộc họp có ông Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; bà Nguyễn Thị Việt Hương, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; lãnh đạo các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục.

Tổng cục trưởng Trương Anh Dũng chủ trì cuộc họp giao ban

Cuộc họp giao ban được diễn ra trong bối cảnh Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp vừa tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp nhiệm kỳ 2020-2025 và kiện toàn công tác cán bộ của Tổng cục.

Nhìn chung, trong bối cảnh chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, công tác chỉ đạo điều hành và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của Tổng cục được đảm bảo. Báo cáo tình hình thực hiện 5 tháng đầu năm 2020 nêu rõ: Công tác xây dựng văn bản, đề án được triển khai tích cực, điểm nhấn là việc ban hành Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/05/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp đột phá phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới. Một số văn bản đã trình và đang tiếp tục hoàn thiện theo ý kiến của Văn phòng Chính phủ như: Đề án Đào tạo, đào tạo lại người lao động đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án sắp xếp lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Tiếp tục hoàn thiện, xây dựng các văn bản như Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021 – 2030. Công tác phòng chống dịch COVID-19 được Tổng cục tập trung chỉ đạo và thực hiện tốt. Trong mùa dịch Tổng cục đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý điều hành của Tổng cục, hướng dẫn chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tăng cường công tác đào tạo, tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến.

Các đại biểu tham dự cuộc họp

Các hoạt động về công tác chuyên môn được triển khai tích cực: Hướng dẫn đào tạo thí điểm cho 22 nghề cấp độ quốc tế chuyển giao từ Đức và 12 nghề chuyển giao từ Úc. Đẩy mạnh công tác tuyển sinh đào tạo bằng hình thức trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp song đảm bảo chất lượng đào tạo. Công tác chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo, nâng hạng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp được tích cực triển khai thực hiện; công tác đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, thi tay nghề quốc gia đã bám sát tình hình thực tiễn của dịch COVID-19 để điều chỉnh kế hoạch triển khai thực hiện. Công tác thanh kiểm tra, giám sát hoạt động đào tạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đẩy mạnh, tăng cường,…

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, ông Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đánh giá cao công tác triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của lãnh đạo, cán bộ công chức các đơn vị thuộc Tổng cục. Mỗi cố gắng nỗ lực của đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, công chức các đơn vị đều góp phần vào sự thành công của Tổng cục. Bên cạnh đó, quan điểm trong công tác chỉ đạo điều hành của mỗi đồng chí lãnh đạo đều có ảnh hưởng tới toàn hệ thống giáo dục nghề nghiệp, Tổng cục trưởng lưu ý lãnh đạo các Vụ, đơn vị của Tổng cục cần quan tâm điều này trong chính công tác chỉ đạo điều hành của mình.

Tổng cục trưởng đề nghị các Vụ, đơn vị trong 7 tháng cuối năm cần tập trung cao độ để thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về giáo dục nghề nghiệp trong năm 2020. Đồng thời, bám sát tình hình thực tiễn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để có tham mưu, đề xuất về mặt chính sách tháo gỡ những vướng mắc khó khăng trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Tổng cục trưởng Trương Anh Dũng đề nghị mỗi đồng chí lãnh đạo, cán bộ công chức phát huy gương mẫu, đoàn kết, kỷ cương, trách nhiệm, sáng tạo, hiệu quả cùng giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Nguồn: VP TCGDNN

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trao Quyết định bổ nhiệm Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

0

Chiều ngày 03/06/2020, tại Hà Nội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã tổ chức công bố quyết định về công tác cán bộ. Dự buổi Lễ có ông Đào Ngọc Dung, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; ông Lê Văn Hoạt, Phó Bí thư Đảng ủy Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; thủ trưởng một số Vụ đơn vị thuộc Bộ; Chủ tịch Công đoàn Bộ; lãnh đạo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, lãnh đạo các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phát biểu giao nhiệm vụ cho Tân Tổng cục trưởng 

Tại buổi Lễ, ông Trịnh Minh Chí, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ đã đọc quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc bổ nhiệm ông Trương Anh Dũng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp từ ngày 03/06/2020. 

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trao quyết định bổ nhiệm cho đồng chí Trương Anh Dũng

Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Lê Quân tặng hoa chúc mừng tân Tổng cục trưởng Trương Anh Dũng

Phát biểu tại buổi Lễ, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, thay mặt lãnh đạo Bộ, Ban cán sự Đảng chúc mừng đồng chí Trương Anh Dũng đã được Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ cũng như các cấp, nhất là lãnh đạo các cấp của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã tín nhiệm, giới thiệu và sau khi thực hiện các quy trình theo quy định số 115 của Ban Bí thư trung ương Đảng và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý, Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh quyết định bổ nhiệm đồng chí Trương Anh Dũng với cương vị Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, một đơn vị rất quan trọng, giữ vị trí thiết yếu trong bộ máy cơ quan Bộ. Bộ trưởng nhấn mạnh việc trao quyết định bổ nhiệm chức vụ Tổng cục trưởng cho đồng chí Trương Anh Dũng có một điều khác biệt so với các đồng chí khác, đồng chí Trương Anh Dũng được quy hoạch từ rất sớm, với tuổi còn rất trẻ, đây là một lợi thế, lợi thế này không phải có được do ngày một ngày hai, chúng ta đã có cả một quá trình chuẩn bị và việc bộ nhiệm đồng chí được thực hiện theo đúng quy trình chặt chẽ. Thời gian vừa qua, bản thân đồng chí Trương Anh Dũng đã tích cực, năng nổ và có tư duy đổi mới và đây là điều quan trọng nhất. Tuy là cấp phó nhưng đồng chí đã đạt được những thành quả nhất định, đồng chí đã tham mưu cho lãnh đạo Bộ nhiều chính sách tốt, hơn nữa là phương pháp điều hành công việc. 

Bộ trưởng rất mừng khi các biên bản họp các vòng kiểm phiếu đồng chí trong quy trình bổ nhiệm đều được tín nhiệm rất cao. Khi giao trọng trách cho đồng chí trên cương vị Tổng Cục trưởng, trên cương vị mới Bộ trưởng hy vọng Tổng cục sẽ có tâm thế mới với sức trẻ và sự nhiệt huyết. Bộ trưởng giao nhiệm vụ cho đồng chí Trương Anh Dũng trên cương vị mới luôn thể hiện sự khiêm tốn, học hỏi, quan tâm đến anh em đồng chí đồng nghiệp, đặc biệt phải phát huy được trí tuệ và sức sáng tạo của tất cả cán bộ, công chức, viên chức trong Tổng cục, trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp, mặt khác phải là trung tâm đoàn kết, phối hợp chặt chẽ hiệu quả với các Vụ, đơn vị thuộc Bộ, các đơn vị thuộc các Bộ, ban, ngành. Được kết quả hôm nay chúng ta cần cảm ơn các thế hệ lãnh đạo của Bộ, các thế hệ lãnh đạo của Tổng cục, bản thân đồng chí Trương Anh Dũng có như ngày nay là do các thế hệ lãnh đạo Tổng cục tạo dựng và đặt niềm tin vào đồng chí. Tuy nhiên, chúng ta không nên tự mãn với những kết quả đã đạt được trong thời gian qua. Giáo dục nghề nghiệp còn nhiều vấn đề đòi hỏi chúng ta giải quyết như vấn đề về quy mô, chất lượng đào tạo, kỹ năng nghề,..Trong bối cảnh điện tử hóa, tự động hóa, robot thay thế, kỹ năng nghề trong mười năm, mười lăm năm nữa sẽ như thế nào, trọng trách đặt trên vai ai. Bộ trưởng đề nghị Tổng cục trong thời gian tới trước hết phải tập trung đầu tư vào giáo dục nghề nghiệp, trước mặt tập trung thực hiện thật tốt Chỉ thị số 24 của Thủ tướng về nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam, cần có kế hoạch triển khai thật bài bản, tập trung quy hoạch lại toàn bộ hệ thống giáo dục nghề nghiệp, đây là điều rất quan trọng, chú ý và chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý của Tổng cục và cấp cơ sở, đặc biệt là đội ngũ nhà giáo chính là khâu đột phá, tăng cường công tác quản lý nội bộ, phối hợp rất chặt chẽ giữa ba nhà: nhà nước – nhà trường và doanh nghiệp, phải coi doanh nghiệp là nhà trường thứ 2 và phải có cơ chế chính sách phù hợp, chú trọng hợp tác quốc tế, tăng cường công tác thanh kiểm tra và chú trọng công tác xây dựng Đảng trong cơ quan Đảng bô Tổng cục.

IMG-4045.JPG

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung và các Thứ trưởng chụp ảnh kỷ niệm cùng tập thể lãnh đạo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Phát biểu tại buổi lễ, Tổng cục trưởng Trương Anh Dũng bày tỏ niềm vui và xúc động được Bộ trưởng tín nhiệm trao quyết định bổ nhiệm với vị trí Tổng Cục trưởng và biết ơn sâu sắc tới Bộ trưởng, các Thứ trưởng, Ban Cán sự Đảng Bộ, các đồng chí trong ban thường vụ Đảng ủy Bộ. Trong suốt quá trình công tác đồng chí đã được sự quan tâm, giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo Tổng cục, các đồng chí lãnh đạo các Vụ, đơn vị và cán bộ, chuyên viên, nhân viên thuộc Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, các đồng chí đã luôn tin tưởng và ủng hộ. 

Ông Trương Anh Dũng, Tân Tổng cục trưởng phát biểu tại buổi lễ

Hôm nay sau 20 năm công tác tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và qua 5 thế hệ Tổng cục trưởng, đồng chí Trương Anh Dũng nhận thấy được Bộ trưởng, các đồng chí Thứ trưởng và Ban cán sự Đảng Bộ tín nhiệm giao trọng trách trên cương vị Tổng cục trưởng là điều rất quan trọng, nhưng cá nhân  đồng chí cũng ý thức được trách nhiệm rất nặng nề. Giáo dục nghề nghiệp còn rất nhiều việc cần phải làm, để làm tốt nhiệm vụ được Bộ trưởng, các đồng chí lãnh đạo Bộ, Ban cán sự Đảng bộ giao phó, Tổng cục trưởng Trương Anh Dũng hứa sẽ tiếp tục rèn luyện, học hỏi, tu dưỡng phẩm chất chính trị và chuyên môn, quy tụ tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng giữa các đồng chí lãnh đạo Tổng cục và các Vụ, đơn vị, phát huy được sức sáng tạo, trí tuệ của tập thể, phát huy truyền thống và những thành quả đạt được qua các thế hệ Tổng Cục trưởng, tranh thủ cao nhất sự chỉ đạo của lãnh đạo cấp trên và các đơn vị trong Bộ phối hợp chặt chẽ để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trước mắt tập trung triển khai thực hiện Chỉ thị số 24 của Thủ tướng Chính phủ về nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam và các nhiệm vụ về xậy dựng chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp.

Từ trong tâm, Tổng cục trưởng Trương Anh Dũng xác định làm thế nào để giữ được chữ “Tín – Trung – Nghĩa” như căn dặn của Bộ trưởng, cũng như cá nhân sẽ nỗ lực thực hiện phương châm của Bộ “Đoàn kết – Kỷ cương – Sáng tạo – Hiệu quả”Nhân dịp này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng đã tặng hoa chúc mừng 4 đồng chí Lãnh đạo cấp vụ thuộc Tổng cục mới được bổ nhiệm từ ngày 01/6/2020 

 Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tặng hoa chúc mừng 4 đồng chí Lãnh đạo cấp vụ thuộc Tổng cục mới được bổ nhiệm từ ngày 01/6/2020

Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước Tống Hải Nam tặng hoa chúc mừng Tân Tổng cục trưởng

Cục trưởng cục việc làm Vũ Trọng Bình tặng hoa chúc mừng Tân Tổng cục trưởng

Toàn cảnh lễ trao quyết định bổ nhiệm                                                                                   Nguồn: VP TCGDNN

Hồ sơ năng lực

0

Tổng Cục trưởng Nguyễn Hồng Minh làm việc với Chương trình đổi mới đào tạo nghề Việt Nam

0

Sáng ngày 06/02/2020, tại Hà Nội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có buổi làm việc với Chương trình đổi mới đào tạo nghề Việt Nam. Tham dự buổi làm việc có ông Nguyễn Hồng Minh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; ông Trương Anh Dũng, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; ông Đỗ Năng Khánh, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; đại diện lãnh đạo các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục. Về phía GIZ có ông Jurgen Hartwig, Giám đốc chương trình Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam và một số cán bộ thuộc Văn phòng GIZ tại Việt Nam.

Toàn cảnh buổi làm việc

Theo đề xuất của Tổng cục, trong năm 2020 và giai đoạn tiếp theo, giáo dục nghề nghiệp mong muốn tiếp tục hợp tác cùng GIZ về các hoạt động như: đề nghị tiếp tục hợp tác hỗ trợ Việt Nam đẩy mạnh đào tạo chất lượng cao, việc công nhận lẫn nhau về văn bằng, trình độ trong giáo dục nghề nghiệp giữa hai quốc gia, đẩy mạnh hợp tác đưa lao động Việt Nam làm việc tại Cộng hòa Liên Bang Đức. Hỗ trợ Việt Nam về mặt kỹ thuật cũng như tài chính trong đổi mới công tác thi tay nghề quốc gia, ASEAN và thế giới và phát triển các công cụ đánh giá kỹ năng nghề cho lực lượng lao động trong nước, triển khai mô hình hội đồng kỹ năng nghề, đại sứ nghề. Bên cạnh đó hỗ trợ Việt Nam hoàn thiện chương trình đào tạo cho người đào tạo tại doanh nghiệp, xanh hóa giáo dục nghề nghiệp, xây dựng báo cáo năm về giáo dục nghề nghiệp, hỗ trợ hợp tác giáo dục nghề nghiệp với các nước khu vực ASEAN, khảo sát đào tạo nghề tại Việt Nam, xây dựng cẩm nang hợp tác giữa giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, đánh giá 5 năm triển khai thực hiện Luật giáo dục nghề nghiệp, phát triển đội ngũ đánh giá viên và công cụ giám sát hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp,  …Đặc biệt là công tác xây dựng chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 đến 2030.

Tại buổi làm việc, với tinh thần hợp tác và xây dựng, hai bên đã thảo luận và thống nhất các nội dung, chương trình hợp tác giữa hai bên trong năm 2020. Phía GIZ đánh giá cao sự hợp tác với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp trong năm 2019. Hy vọng, năm 2020 và những năm tiếp theo, hai bên sẽ cùng hợp tác chặt chẽ hơn nữa để thúc đẩy quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam. GIZ luôn mong muốn hợp tác và nhận được sự hỗ trợ của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp trong các hoạt động liên quan đến giáo dục nghề nghiệp.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Nguyễn Hồng Minh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đánh giá cao sự hợp tác và hỗ trợ của Chương trình đổi mới đào tạo nghề Việt Nam, GIZ đối với sự phát triển của hệ thống giáo dục nghề nghiệp trong nhiều năm qua. Trên cơ sở những kết quả đạt được của Chương trình đổi mới đào tạo nghề Việt Nam giai đoạn 2017 -2020, đề nghị trong giai đoạn sắp tới, GIZ tiếp tục tăng cường hơn nữa hợp tác hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hợp tác khu vực và quốc tế ngày càng sâu rộng, sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tổng Cục trưởng đề nghị các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục tiếp tục nghiên cứu đề xuất những nội dung hợp tác với Tổ chức Hợp tác phát triển Đức, GIZ  trong giai đoạn sắp tới.

Nguồn: VP TCGDNN

Chức năng, nhiệm vụ

0

Giấy phép hoạt động

0

Công ty Cổ phần Kiểm định và Tư vấn Giáo dục Việt Nam là đơn vị đầu tiên được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp số 01/GCN-LĐTBXH ký ngày 03/12/2019 của Bộ trưởng Bộ lao động – Thương binh và Xã hội.

VTEC. JSC là doanh nghiệp đầu tiên được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp Giấy chứng nhận đủ điềukiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Lời chào từ Giám đốc

0

Tầm nhìn và sứ mạng

0